Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Viêm gan B không có triệu chứng


Viêm gan B không có triệu chứng thật ra cực kì nguy hiểm, cho đến nay rất nhiều bác sĩ đều không đề nghị chữa trị gì với bệnh nhân viêm gan B có chức năng gan bình thường, nhưng vài năm trở lại đây, thực tiễn trên lâm sàng lại chứng minh rằng, có rất nhiều bệnh nhân viêm gan B  không điều trị do chủ quan không có triệu chứng và chức năng gan bình thường, dẫn đến bệnh không ngừng chuyển biến xấu, bệnh viêm gan siêu vi B

Những người mang virus viêm gan B ở lứa tuổi thiếu niên, các tổ chức mô đã có chứng viêm ở mức độ nhẹ, gan xơ hóa cũng như vậy, nhưng chức năng gan vẫn bình thường. Đây là do bệnh tình vẫn đang trong thời kì dung nạp miễn dịch, tế bào miễn dịch không thể phân biệt virus viêm gan B cũng không thể tấn công virus viêm gan B, nó tạm thời được gọi là “thời kì hòa bình” nhưng qua 1 thời gian chống chọi với chứng viêm gan, đa phần bệnh nhân đều phát bệnh ở tuổi thanh thiếu niên, trạng thái người mang virus viêm gan B chỉ là 1 giai đoạn của viêm gan B mãn tính, người mang virus viêm gan B cố định cơ bản là không có, do đó, chi dựa vào cảm giác bản thân hoặc chỉ số chức năng gan đơn giản để phán đoán bệnh tình là rất nguy hiểm.

Việt Nam hiện nay có 20% dân số bị nhiễm viêm gan B, đa phần trước khi phát hiện ra viêm gan B, cơ thể không có dấu hiệu gì bất thường, nhưng đây không có nghĩa là “gió lặng, sóng yên”, bệnh biến có thể chưa có dấu hiệu gì, nhưng bệnh tình sau 1 thời gian lại tiến triển nặng hơn. Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể, đa phần bệnh nhân viêm gan dù cơ thể đã có triệu chứng hay chưa thì các mô ở mức độ nào đó cũng đã phần nào chuyển biến thành gan xơ hóa.

Thêm 1 ví dụ về 1 người đàn ông 51 tuổi đã có 8 năm mắc viêm gan B, hàng năm đều kiểm tra chức năng gan bình thường, chỉ số men gan có lúc cao, nhưng bác sĩ cũng không khuyên gì, không điều trị, chỉ cần sinh hoạt điều độ. Bình thường bác cũng cảm thấy không có khó chịu gì, vừa rồi đi khám lại sau khi đi ăn cưới do thấy khó chịu vùng bụng trên, siêu âm thấy bụng có 1 khối lớn, lập tức cho kiểm tra CT thì phát hiện ra ung thư gan, do đó viêm gan B mãn tính không có triệu chứng gì cực kì nguy hiểm, hay còn được gọi là “sát thủ ẩn dật” trong đó viêm gan B mãn tính trên 70% là chức năng gan bình thường, bình thường cũng không có triệu chứng gì, chỉ có rât ít bệnh nhân cảm thấy mất sức, chóng mặt buồn nôn, trướng bụng, nhưng đều cho rằng là do say rượu hay thiếu ngủ gây ra, do đó đã hiểu sai vấn đề mà  không kịp thời chữa trị.

Người mang virus viêm gan B dù không có triệu chứng nhưng cũng phải định kì đi khám, kiểm tra định lượng, định tính DNA virus viêm gan B và  các kiểm tra khác để phán đoán tình trạng bệnh.

Phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã luôn có những gói xét nghiệm định tính và định lượng viêm gan B, viêm gan C, siêu âm gan nhằm xác định chính xác tình trạng bệnh của bệnh nhân, từ đó xây dựng phác đồ điều trị đúng đắn, giúp bệnh nhân đẩy lùi bênh tật, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng thành xơ gan, ung thư gan.

Xem thêm : cách điều trị viêm gan B | benh gan B | dieu tri benh viem gan B | 

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Chế độ ăn uống giành cho người bị gan nhiễm mỡ


Mẹ cháu vừa bị cả bệnh gan nhiem mo, vừa bị bệnh tiểu đường nên lại gần đây bị huyết áp thấp. Vậy mẹ cháu nên điều trị ra sao và ăn uống như thế nào? Mong các bác sĩ hướng dẫn giúp cháu. Xin cảm ơn ạ. (Phạm Công Đức)

Chế độ ăn cho người bị gan nhiễm mỡ:

 - Giảm cân nếu có thừa cân, béo phì (hạn chế năng lượng dư thừa).

- Giảm ăn thực phẩm giàu cholesterol như các loại đồ lòng, phủ tạng, da…động vật, lòng đỏ trứng…

- Hạn chế chất béo: ưu tiên chọn dầu thực vật (trừ dầu dừa), hạn chế mỡ động vật (trừ mỡ cá).

- Ăn chất đạm vừa phải đúng với khả năng của gan.

- Một số thức ăn được xem là “thuốc” có tác dụng “giảm mỡ” tốt như: dầu đậu nành, đậu hà lan, cà chua tươi chín, ớt vàng, rau ngót, rau cần tây, diếp cá, tỏi, bắp chuối (bông chuối)…; trái cây nên lưu ý chanh, cam, quýt, bưởi, táo chín… trà xanh, hoa hòe…

- Tăng cường lượng rau, trái cây (mỗi ngày, mỗi người nên ăn tối thiểu 300g rau xanh, 200g quả chín tươi).

- Ngưng uống rượu.

Chế độ ăn hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị tiểu đường. Chế độ ăn hợp lý giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân. Chế độ ăn hợp lý còn giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội.

Hiện nay, các nhà dinh dưỡng khuyến cáo chế độ ăn của người tiểu đường nên gần giống với người bình thường:

- Lượng bột đường (gạo, bắp, khoai…) gần với mức người bình thường (50-60%)

- Cho phép người tiểu đường được sử dụng đường đơn giản ở mức hạn chế (đường để nêm thức ăn, cho vào các loại thức uống…)

- Giảm lượng chất béo (nên ăn các loại dầu, mỡ cá): 20-30%

- Tăng chất xơ (có nhiều trong rau, trái cây).

Người tiểu đường nên có chế độ ăn gần như bình thường, ăn đều đặn, không bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4 – 6 bữa). Đây là yếu tố quan trọng giúp điều trị bệnh tiểu đường thành công.

Cần lưu ý là không có một thực đơn chung cho mọi bệnh nhân tiểu đường bởi vì mỗi bệnh nhân tiểu đường có sở thích ăn uống khác nhau, mức độ hoạt động thể lực khác nhau, mức đường trong máu khác nhau, hoặc cách sử dụng thuốc khác nhau.
Xem thêm : dieu tri gan nhiem mo | chua benh gan nhiem mo | bệnh viêm gan a