Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Viêm gan B không có triệu chứng


Viêm gan B không có triệu chứng thật ra cực kì nguy hiểm, cho đến nay rất nhiều bác sĩ đều không đề nghị chữa trị gì với bệnh nhân viêm gan B có chức năng gan bình thường, nhưng vài năm trở lại đây, thực tiễn trên lâm sàng lại chứng minh rằng, có rất nhiều bệnh nhân viêm gan B  không điều trị do chủ quan không có triệu chứng và chức năng gan bình thường, dẫn đến bệnh không ngừng chuyển biến xấu, bệnh viêm gan siêu vi B

Những người mang virus viêm gan B ở lứa tuổi thiếu niên, các tổ chức mô đã có chứng viêm ở mức độ nhẹ, gan xơ hóa cũng như vậy, nhưng chức năng gan vẫn bình thường. Đây là do bệnh tình vẫn đang trong thời kì dung nạp miễn dịch, tế bào miễn dịch không thể phân biệt virus viêm gan B cũng không thể tấn công virus viêm gan B, nó tạm thời được gọi là “thời kì hòa bình” nhưng qua 1 thời gian chống chọi với chứng viêm gan, đa phần bệnh nhân đều phát bệnh ở tuổi thanh thiếu niên, trạng thái người mang virus viêm gan B chỉ là 1 giai đoạn của viêm gan B mãn tính, người mang virus viêm gan B cố định cơ bản là không có, do đó, chi dựa vào cảm giác bản thân hoặc chỉ số chức năng gan đơn giản để phán đoán bệnh tình là rất nguy hiểm.

Việt Nam hiện nay có 20% dân số bị nhiễm viêm gan B, đa phần trước khi phát hiện ra viêm gan B, cơ thể không có dấu hiệu gì bất thường, nhưng đây không có nghĩa là “gió lặng, sóng yên”, bệnh biến có thể chưa có dấu hiệu gì, nhưng bệnh tình sau 1 thời gian lại tiến triển nặng hơn. Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể, đa phần bệnh nhân viêm gan dù cơ thể đã có triệu chứng hay chưa thì các mô ở mức độ nào đó cũng đã phần nào chuyển biến thành gan xơ hóa.

Thêm 1 ví dụ về 1 người đàn ông 51 tuổi đã có 8 năm mắc viêm gan B, hàng năm đều kiểm tra chức năng gan bình thường, chỉ số men gan có lúc cao, nhưng bác sĩ cũng không khuyên gì, không điều trị, chỉ cần sinh hoạt điều độ. Bình thường bác cũng cảm thấy không có khó chịu gì, vừa rồi đi khám lại sau khi đi ăn cưới do thấy khó chịu vùng bụng trên, siêu âm thấy bụng có 1 khối lớn, lập tức cho kiểm tra CT thì phát hiện ra ung thư gan, do đó viêm gan B mãn tính không có triệu chứng gì cực kì nguy hiểm, hay còn được gọi là “sát thủ ẩn dật” trong đó viêm gan B mãn tính trên 70% là chức năng gan bình thường, bình thường cũng không có triệu chứng gì, chỉ có rât ít bệnh nhân cảm thấy mất sức, chóng mặt buồn nôn, trướng bụng, nhưng đều cho rằng là do say rượu hay thiếu ngủ gây ra, do đó đã hiểu sai vấn đề mà  không kịp thời chữa trị.

Người mang virus viêm gan B dù không có triệu chứng nhưng cũng phải định kì đi khám, kiểm tra định lượng, định tính DNA virus viêm gan B và  các kiểm tra khác để phán đoán tình trạng bệnh.

Phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã luôn có những gói xét nghiệm định tính và định lượng viêm gan B, viêm gan C, siêu âm gan nhằm xác định chính xác tình trạng bệnh của bệnh nhân, từ đó xây dựng phác đồ điều trị đúng đắn, giúp bệnh nhân đẩy lùi bênh tật, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng thành xơ gan, ung thư gan.

Xem thêm : cách điều trị viêm gan B | benh gan B | dieu tri benh viem gan B | 

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Chế độ ăn uống giành cho người bị gan nhiễm mỡ


Mẹ cháu vừa bị cả bệnh gan nhiem mo, vừa bị bệnh tiểu đường nên lại gần đây bị huyết áp thấp. Vậy mẹ cháu nên điều trị ra sao và ăn uống như thế nào? Mong các bác sĩ hướng dẫn giúp cháu. Xin cảm ơn ạ. (Phạm Công Đức)

Chế độ ăn cho người bị gan nhiễm mỡ:

 - Giảm cân nếu có thừa cân, béo phì (hạn chế năng lượng dư thừa).

- Giảm ăn thực phẩm giàu cholesterol như các loại đồ lòng, phủ tạng, da…động vật, lòng đỏ trứng…

- Hạn chế chất béo: ưu tiên chọn dầu thực vật (trừ dầu dừa), hạn chế mỡ động vật (trừ mỡ cá).

- Ăn chất đạm vừa phải đúng với khả năng của gan.

- Một số thức ăn được xem là “thuốc” có tác dụng “giảm mỡ” tốt như: dầu đậu nành, đậu hà lan, cà chua tươi chín, ớt vàng, rau ngót, rau cần tây, diếp cá, tỏi, bắp chuối (bông chuối)…; trái cây nên lưu ý chanh, cam, quýt, bưởi, táo chín… trà xanh, hoa hòe…

- Tăng cường lượng rau, trái cây (mỗi ngày, mỗi người nên ăn tối thiểu 300g rau xanh, 200g quả chín tươi).

- Ngưng uống rượu.

Chế độ ăn hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị tiểu đường. Chế độ ăn hợp lý giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân. Chế độ ăn hợp lý còn giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội.

Hiện nay, các nhà dinh dưỡng khuyến cáo chế độ ăn của người tiểu đường nên gần giống với người bình thường:

- Lượng bột đường (gạo, bắp, khoai…) gần với mức người bình thường (50-60%)

- Cho phép người tiểu đường được sử dụng đường đơn giản ở mức hạn chế (đường để nêm thức ăn, cho vào các loại thức uống…)

- Giảm lượng chất béo (nên ăn các loại dầu, mỡ cá): 20-30%

- Tăng chất xơ (có nhiều trong rau, trái cây).

Người tiểu đường nên có chế độ ăn gần như bình thường, ăn đều đặn, không bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4 – 6 bữa). Đây là yếu tố quan trọng giúp điều trị bệnh tiểu đường thành công.

Cần lưu ý là không có một thực đơn chung cho mọi bệnh nhân tiểu đường bởi vì mỗi bệnh nhân tiểu đường có sở thích ăn uống khác nhau, mức độ hoạt động thể lực khác nhau, mức đường trong máu khác nhau, hoặc cách sử dụng thuốc khác nhau.
Xem thêm : dieu tri gan nhiem mo | chua benh gan nhiem mo | bệnh viêm gan a

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Viêm gan siêu vi C mạn tính

Mặc dầu gan thực sự mỗi ngày một suy yếu đi, nhưng đa số các bệnh nhân trong thời kỳ này vẫn chưa có bất cứ một triệu chứng nào đáng kể. Chỉ khoảng 6% bệnh nhân viêm gan siêu vi C mạn tính có một vài triệu chứng, nhưng cũng rất mơ hồ và rất nhẹ, nên thường không được lưu ý đến. Triệu chứng thường gặp nhất là mệt mỏi, thường vào xế chiều. Khả năng tập trung tư tưởng có thể giảm dần một cách tương đối nhanh chóng.

Một số ít người cảm thấy hơi đau, có khi đau nhói, ở phần bụng trên dưới xương sườn bên phải (vị trí của gan) hoặc buồn nôn, khó chịu, da nổi ngứa, đau khớp xương và bắp thịt... Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển mỗi ngày một nặng hơn. Mức độ sưng viêm của gan mỗi ngày một nặng hơn, dẫn đến xơ gan, rồi chai gan.

Thông thường, sau một thời gian trung bình là 20 năm, lá gan của người mang bệnh viem gan sieu vi  C mạn tính bắt đầu bị xơ, và từ từ chuyển sang chai gan. Trong một số trường hợp hiếm hoi hơn, thời gian tiến triển từ viêm gan đến chai gan có thể kéo dài hơn 50 năm. Tiến trình chai gan của mỗi bệnh nhân nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau. Quan trọng nhất là trạng thái sưng đỏ của tế bào gan, khi bệnh mới được phát hiện. Khi xét nghiệm tế bào gan dưới kính hiển vi, người ta có thể ước đoán một cách tương đối thời gian mà tế bào gan sẽ chuyển từ viêm sang chai.

Tuy nhiên, nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiến triển của bệnh viêm gan C. Vì thế bệnh cũng có thể sẽ phát triển nhanh chóng hơn dự tính rất nhiều. Những người bị viêm gan siêu vi C vì nhận máu nhiễm khuẩn sẽ bị chai gan nhanh hơn, thường là từ 8 đến 14 năm sau khi nhiễm siêu vi. Có lẽ do số lượng siêu vi lây nhiễm theo cách này là quá nhiều, nên gan có thể bị tấn công quá mạnh và do đó có mức độ sưng viêm nặng nề hơn.

Việc uống nhiều rượu bia cũng sẽ gây thương tổn cho các tế bào gan, và gan sẽ bị chai nhanh hơn – tất nhiên nếu uống ít cũng không phải là ... vô hại! Người mắc bệnh viêm gan siêu vi C mạn tính mà uống rượu bia chẳng khác gì “châm dầu vào lửa”.

Đây cũng là một thành tựu đáng kể trong sự hiểu biết của chúng ta về bệnh viêm gan mạn tính. Chỉ mới vào những năm 1980, nhiều người vẫn cho rằng rượu có thể “chữa trị” được bệnh viêm gan – mà lúc bấy giờ bị nhầm cho là “ngộ độc”. Ngày nay thì rượu đã được ghi vào “sổ đen” như một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần gây ra viêm gan mạn tính.

Các loại thuốc trị bệnh đôi khi cũng có thể làm cho lá gan bị chai đi nhanh hơn. Vì thế, người bị viêm gan siêu vi C mạn tính nên hết sức thận trọng khi dùng bất cứ loại thuốc nào. Ngay cả các loại thuốc Nam, thuốc Bắc cũng chưa chắc là đã không có ảnh hưởng đến gan. Tốt nhất là nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Nhiều người nôn nóng trong điều trị hoặc thiếu niềm tin vào phương pháp trị liệu đang theo đuổi nên quay sang dùng kèm những loại thuốc khác. Trong đa số trường hợp, điều này chỉ càng làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn mà thôi.

Gan cũng sẽ bị tàn phá nhanh chóng hơn nếu bệnh nhân đồng thời còn bị nhiễm trùng bởi nhiều loại siêu vi viêm gan hoặc các bệnh khác. Chẳng hạn như cùng lúc bị viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, viêm gan siêu vi D hoặc bệnh AIDS.

Không phải tất cả những người bị bệnh viêm gan siêu vi C đều sẽ bị chai gan. Trên lý thuyết, chỉ có khoảng 5% bệnh nhân đi đến tử vong bởi căn bệnh này. Vì thế, phát hiện bệnh sớm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc tránh được các thảm họa như xơ gan, chai gan hoặc ung thư.

Xem thêm: bệnh viêm gan siêu vi B| dấu hiệu của bệnh viêm gan B

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Đối phó và phòng bệnh gan nhiễm mỡ không khó


Đối phó và phòng bệnh gan nhiễm mỡ không khó


Bệnh gan nhiễm mỡ có thể thấy ở bất kỳ những ai có lối sống thiếu vận động và ăn uống bất hợp lý, quá thừa năng lượng. Hãy tự bảo vệ mình khỏi tình trạng này ngay từ bây giờ nhé.

1. Cố gắng viết nhật ký ăn uống

Nhật ký chế độ ăn uống bao gồm các nội dung như thời gian ăn, chủng loại, số lượng và phương pháp nấu nướng. Nhật ký ăn uống không chỉ là một sự thôi thúc đối với người bệnh, cũng là cách tốt để bác sỹ hiểu được tình trạng ăn uống của người bệnh, nhằm điều chỉnh phương pháp điều trị bằng chế độ ăn uống.

Chế độ ăn uống khoa học là cách phòng bệnh tốt nhất
2. Tập trung kiểm soát bữa tối

Từ bỏ những thói quen xấu như ăn đêm, ăn vặt và ăn đồ ngọt, nên ăn uống điều độ, ăn đúng bữa, đúng giờ. Không nên ăn bữa tối quá muộn và nên ăn ít trước khi đi ngủ. Trong bữa ăn cần cân đối rau quả và các chất đạm như các loại thịt, mà nên tăng cường ăn cá tôm, cua, đậu.

3. Hạn chế chất béo, đường và muối

Việc ăn những thực phẩm nhiều chất béo, nhiều đường, nhiều muối trong thời gian dài như uống nước chứa đường, ăn đồ chiên rán, đồ bảo quản là hung thủ gây ra gan nhiễm mỡ. Đối với những người gan nhiễm mỡ, cố gắng giảm thiểu hoặc tránh nạp các thực phẩm nói trên là điều cần phải làm.

4. Giảm tần suất đi ăn bên ngoài

Cố gắng giảm tần suất ra ngoài ăn, trên bàn ăn phải tránh ăn quá nhiều đồ chiên rán, thịt mỡ hoặc các món điểm tâm. Đặc biệt, cần tránh các loại thức ăn nhanh, hãy thay các món chiên xào bằng những món nướng, luộc.

5. Cai rượu, bia

Rượu, bia có thể làm rối loạn chuyển hóa chất mỡ trong cơ thể và gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ có thể hồi phục mà không cần đến một loại thuốc nào nếu ngưng uống rượu bia hoàn toàn. Do đó, những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nặng phải cai hẳn rượu, bia; Còn những người ở thể nhẹ chỉ có thể uống một ít vừa phải, mỗi tuần 1-2 lần, mỗi lần 50ml.


Rượu bia là những tác nhân tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ
6. Nên ăn nhiều chất xơ

Nên ăn nhiều rau, trái cây và các loại thức ăn có chứa chất xơ, sợi như rau cải, gạo đỏ, khoai mỡ, khoai tây, cà rốt, ngũ cốc, các loại hạt… để đẩy lùi nguy cơ gan nhiễm mỡ. Các loại thức ăn không chứa năng lượng như tảo, rong biển, nấm cũng rất tốt với những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

7. Giảm cân

Giảm cân là biện pháp tốt để chua benh gan nhiem mo. Mục tiêu ban đầu nên làm giảm 10% cân nặng. Nên giảm từ từ khoảng 0,5 kg đến 1 kg mỗi tuần. Đừng vì lo lắng quá mà nôn nóng điều trị đến mức nhịn ăn luôn. Nhịn ăn thường xuyên sẽ làm cơ thể mệt mỏi và thường có xu hướng ăn bù vào những ngày tiếp theo.

Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh cần vận động để giảm cân hiệu quả hơn bằng cách đi bộ, chạy bộ, bơi lội, thể dục thẩm mỹ… làm tiêu bớt lượng mỡ thừa và tăng cường cơ bắp cho cơ thể.
Xem thêm : dieu tri gan nhiem mo | phương pháp tốt nhất điều trị viêm gan b

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Điều trị gan nhiễm mỡ và giảm cân



Để làm chậm tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ (bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu không cồn) và có thể đảo ngược một số gan nhiễm mỡ và xơ hóa. Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên, cải thiện sinh thiết gan đã được nhìn thấy sau khi giảm cân 7% do thay đổi lối sống (cải thiện chế độ ăn uống, tập thể dục, và thay đổi hành vi.Không có điều trị được thành lập là có sẵn cho viêm gan nhiễm mỡ không cồn (NASH).

Mặc dù không có thuốc điều trị đã được chứng minh là có sẵn, một nghiên cứu của Foster và cộng sự tìm thấy rằng mg atorvastatin 20, kết hợp với vitamin C và E, có hiệu quả trong việc làm giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ ở người khỏe mạnh với bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu sau 4 năm điều trị tích cực.
Năm 2012 thực hành hướng dẫn từ Hiệp hội Nghiên cứu bệnh gan Mỹ (AASLD), College of Gastroenterology (ACG) Hoa Kỳ, và Hiệp hội Gastroenterological Mỹ (AGA) thực hiện các khuyến nghị sau đây có liên quan đến điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu :
Giảm cân nói chung làm giảm gan nhiễm mỡ, nhưng lên đến 10% giảm cân có thể cần thiết để cải thiện viêm hoại tử
Bệnh nhân có bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu không nên tiêu thụ một lượng nặng nề của rượu

Điều trị gan nhiễm mỡ và giảm cân


Lựa chọn thực phẩm giàu Vitamin E
Vitamin E 800 IU / ngày cải thiện mô học gan ở người lớn không bị tiểu đường với sinh thiết đã được chứng minh NASH, do đó nó nên được xem xét như là một dược dòng đầu tiên cho số bệnh nhân này, nhưng không phải ở những bệnh nhân khác, chờ thêm bằng chứng hỗ trợ hiệu quả của nó
Omega-3 axit béo có thể được xem xét như dòng đầu tiên trong điều trị tăng triglyceride máu ở những bệnh nhân với bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, nhưng nó là quá sớm để đề nghị cho điều trị cụ thể của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu hoặc NASH
Metformin không được khuyến cáo như là một điều trị cụ thể cho bệnh gan ở người lớn bị NASH
Pioglitazone có thể được sử dụng để điều trị viêm gan nhiễm mỡ ở những bệnh nhân với sinh thiết đã được chứng minh NASH, nhưng an toàn lâu dài và hiệu quả chưa được thành lập
Không chống chỉ định ở Foregut phẫu thuật bariatric nếu không đủ điều kiện cá nhân béo phì có bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu hoặc NASH nhưng mà không có xơ gan thành lập, tuy nhiên, nó là quá sớm để xem xét phẫu thuật bariatric foregut như một lựa chọn thành lập để điều trị NASH đặc biệt
Statins có thể được sử dụng để điều trị rối loạn lipid máu ở những bệnh nhân với bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và NASH, nhưng họ không nên được sử dụng đặc biệt để điều trị NASH, chờ bằng chứng từ các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên.
Xem thêm : dieu tri viem gan c | chua benh viem gan c | thuoc tri viem gan c

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?


Gan nhiễm mỡ thường gặp ở người béo phì, nghiện rượu, tiểu đường, sử dụng corticoid kéo dài. Tuy nhiên, gan nhiễm mỡ cũng gặp ở người suy dinh dưỡng, thai nghén...

Bình thường, đa số các axit béo được gan chuyển hóa thành triglycerid, một số chuyển thành photpholipit và các sản phẩm ôxy hóa. Đa số triglycerid được vận chuyển ra ngoài gan để tạo thành lipoprotein. Sự rối loạn quá trình chuyển hóa này sẽ dẫn đến bệnh lý gan nhiễm mỡ. Tình trạng gan nhiễm mỡ kéo dài sẽ làm suy giảm chức năng gan, dẫn đến suy gan.

Tùy theo mức độ và thời gian bị bệnh, bệnh nhân có các biểu hiện khác nhau. Có khi chỉ hơi tức ở vùng gan, khám thấy gan hơi to, xét nghiệm chức năng gan bình thường, men gan không tăng hoặc tăng nhẹ (ở người nghiện rượu, béo phì...). Nếu bị gan nhiễm mỡ cấp (thường gặp khi thai nghén), bệnh nhân sẽ kèm theo vàng da và suy gan, có biểu hiện rối loạn tâm thần, xét nghiệm tăng men gan và bilirubin tăng.

Gan nhiễm mỡ thường diễn biến âm ỉ, kéo dài nên những người có yếu tố nguy cơ (nghiện rượu, béo phì, dùng corticoid kéo dài...) nên thường xuyên khám sức khỏe, xét nghiệm máu để phát hiện các rối loạn trong chuyển hóa để phòng và điều trị sớm. Người bị bệnh gan nhiễm mỡ phải có chế độ ăn phù hợp, kiêng mỡ. Với người béo phì, cần ăn hạn chế năng lượng, giảm cân. Những người nghiện rượu phải bỏ rượu. Bệnh nặng thì dùng thuốc thải mỡ, truyền dịch để bảo vệ tế bào gan (do thầy thuốc chỉ định).
Xem thêm : dieu tri gan nhiem mo | chua benh gan nhiem mo

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Điều trị gan nhiễm mỡ


Điều trị gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ cũng có thể là do uống quá nhiều rượu bia và cũng có thể không phải là do uống nhiều rượu bia
Gan nhiễm mỡ do rượu: Đây là nguyên nhân hàng đầu và có tính chất quan trọng nhất trong việc gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ. Mức độ nặng hay nhẹ của bệnh phụ thuộc vào thời gian mắc chứng gan nhiễm mỡ và nồng độ rượu trong máu cao.  
Gan nhiễm mỡ không do rượu: Cũng giống như gan nhiễm mỡ do rượu, gan nhiễm mỡ không do rượu có thể gặp từ hình thức nhẹ là gan nhiễm mỡ hay còn gọi là thoái hoá mỡ đến một hình thức tiềm tàng, sự nguy hiểm hơn đó là viêm gan mỡ không do rượu, trong một vài trường hợp có thể diễn tiến thành xơ gan hoặc ung thư gan.

Điều trị gan nhiễm mỡ


GNM hầu hết không phải là bệnh lý của gan mà chỉ là một triệu chứng do sự tích lũy mỡ quá nhiều tại gan mà thôi. Vì thế chua benh gan nhiem mo chủ yếu là điều trị các nguyên nhân cơ bản gây bệnh, cụ thể:
            a. Nếu bị dư cân – béo phì: áp dụng chế độ ăn hợp lý và chế độ tập luyện vận động để giảm cân.
            b. Đối với các bệnh lý gan có liên quan đến uống rượu: ngưng uống rượu.
            c. Ngưng ngay những thuốc có khả năng gây độc cho gan và thay thế bằng những thuốc an toàn theo hướng dẫn của bác sĩ.
            d. Các bệnh rối loạn chuyển hóa (như tiểu đường…): khống chế lượng đường trong máu luôn ở mức độ bình thường.
            e. Viêm gan siêu vi: kiểm soát tình trạng viêm và những diễn tiến bất lợi dẫn đến xơ gan.

        Một số cách dieu tri gan nhiem mo : 

          - Giảm cân nếu có thừa cân, béo phì (hạn chế năng lượng dư thừa).
          - Giảm ăn thực phẩm giàu cholesterol như các loại đồ lòng, phủ tạng, da…động vật, lòng đỏ trứng…
          - Hạn chế chất béo: ưu tiên chọn dầu thực vật (trừ dầu dừa), hạn chế mỡ động vật (trừ mỡ cá).
          - Ăn chất đạm vừa phải đúng với khả năng của gan.
          - Một số thức ăn được xem là “thuốc” có tác dụng “giảm mỡ” tốt như: dầu đậu nành, đậu hà lan, cà chua tươi chín, ớt vàng, rau ngót, rau cần tây, diếp cá, tỏi, bắp chuối (bông chuối)…; trái cây nên lưu ý chanh, cam, quýt, bưởi, táo chín… trà xanh, hoa hòe…
          - Tăng cường lượng rau, trái cây (mỗi ngày, mỗi người nên ăn tối thiểu 300g rau xanh, 200g quả chín tươi).
          - Ngưng uống rượu.
          2. Vận động như thế nào?
          Cần tăng vận động, tập thể dục thường xuyên trên 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày trong tuần.
3. Một số thực phẩm khuyên dùng cho người bị GNM
          a. Nhộng tằm:
          Có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh và cải thiện chức năng gan. Nhộng thường dùng dưới dạng các món ăn hoặc tán thành bột để uống.
          b. Nấm hương:
          Chứa những chất có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan. Thường dùng dưới dạng thực phẩm để chế biến các món ăn.
         c. Lá trà:
          Có khả năng giảm trừ các chất bổ béo. Trà có khả năng làm tăng tính đàn hồi thành mạch, làm cholesterol máu và phòng chống sự tích tụ mỡ trong gan.
          d. Lá sen:
          Giảm mỡ máu, giảm béo và phòng chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Lá sen đượcc dùng pha nước sôi uống thay trà hoặc nấu cháo lá sen.
          e. Bắp trái, rau cần:
          Có tác dụng hạ cholesterol trong máu và tế bào gan. Những thực phẩm này đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân GNM.
          f. Các loại rau trái tươi khác:
          Cải xanh, cải cúc, rau muống… có công dụng giải nhiệt làm mát gan. Cà chua, cà rốt, măng bí đao, mướp, dưa gang, dưa chuột… thanh nhiệt, lợi tiểu. Các loại dầu thực vật như dầu đậu phộng, dầu mè, dầu đậu nành… chứa nhiều acid béo không no có tác dụng làm giảm cholesterol máu; Các thức ăn chế biến từ đậu nành, đậu xanh, đậu đen…
          j. Thực phẩm cần kiêng:
          Đồ ăn quá béo bổ như mỡ động vật, lòng đỏ trứng, não và gan gia súc, bơ… Các thứ quá cay và nóng như gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, rượu, cà phê, trà đặc…
Xem thêm : benh gan B | viem gan b | bệnh viêm gan siêu vi b